Cách sử dụng bình chữa cháy

Điều chúng tôi mong đợi nhất chính là sự an toàn của bạn, và điều chúng tôi sợ nhất là tai nạn của bạn.

Cách sử dụng bình chữa cháy
Ngày đăng: 08/09/2021 02:35 PM

Sử dụng bình chữa cháy đúng cách và đúng mục đích

Bài viết sẽ tổng hợp các loại bình chữa cháy hiện nay và ứng dụng của mỗi loại bình chữa cháy, sử dụng loại bình nào cho trường hợp cháy nào.

Chắc hẳn đâu đó chúng ta vẫn thường nhìn thấy bình chữa cháy được trang bị khắp mọi ngóc ngách cửa nhà xưởng , trung tâm thương mại hay nhà riêng... Thế nhưng bạn có thắc mắc những loại bình chữa cháy đó sao lại có nhiều loại thế nhỉ, rồi nó sử dụng như thế nào không?

Trên thị trường hiện này có 3 loại bình chữa cháy:

  • Bình chữa cháy dạng khí

  • Bình chữa cháy dạng bột

  • Bình chữa cháy dạng bọt 

Để hiểu hơn 3 loại này bạn có thể xem tại đây 

1.Bình chữa cháy dạng bột - ứng dụng và cách sử dụng 

Gồm có ABC ( kí hiệu MFZL) và BC ( kí hiệu MFZ)

Bình chữa cháy ABC 

 

Bình bột chữa cháy ABC là gì?

Là bình chữa cháy dạng bột, trong đó chất chữa cháy là dạng bột khô ABC, gọi tắt là bình bột ABC hoặc bình bột khô ABC. 

 Bột khô ABC là bột chữa cháy, màu trắng, mịn, có tác dụng chữa các đám cháy loại A, B, C hiện nay(đám cháy chất rắn, lỏng, khí). 
– Thân bình thường làm bằng thép đúc, hình trụ đứng, được sơn màu đỏ(màu truyền thống của thiết bị PCCC khẩn cấp), trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.
– Khí đẩy trong bình thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…đều trơ không cháy, không dẫn điện với điện áp dưới 50kw. Chỉ sử dụng được 1 lần.
– Cụm van gắn liền nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi đã sử dụng.
– Van khoá trên miệng bình có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì.
– Đồng hồ áp lực khí đẩy có thể có (bình MFZ – Trung Quốc) hoặc không có(bình MF – Trung Quốc).
– Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su; kích cỡ tuỳ thuộc từng loại bình.

Giải thích ký hiệu đám cháy A,B,C:

– Loại A: Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng.
– Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được.
– Loại C: Đám cháy của các chất khí.

Cách sử dụng bình bột chữa cháy ABC là gì ?

Đối với loại xách tay:

– Xách bình tới gần địa điểm xảy ra cháy.
– Giữ bình ở khoảng cách an toàn với đám cháy và trong phạm vi chữa cháy của bình, thường là từ 4 – 1,5m tùy loại bình.
– Lắc xóc lên xuống bình vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ), khoảng 3-4 lần.
– Giật chốt an toàn trên miệng bình.
– Hướng vòi phun(bình bột thường dùng vòi phun, thay vì loa phun như bình chữa cháy CO2) vào gốc đám cháy. Nếu chữa cháy ngoài trời thì nên chọn đứng ở đầu hướng gió, nếu chữa cháy trong phòng thì nên đứng ở gần lối thoát hiểm).
– Bóp van để bột chữa cháy trong bình phun vào gốc đám cháy.

Đối với loại xe đẩy:

– Đẩy xe đến gần chỗ có hỏa hoạn, giữ xe ở khoảng cách an toàn với đám cháy, thường là từ 10-5m tùy loại bình.
– Kéo vòi rulo dẫn bột ra, di chuyển lại gần đám cháy(nhớ rằng luôn giữ khoảng cách an toàn), hướng lăng phun bột vào gốc đám cháy.
– Với đám cháy ngoài trời thì cũng nên đứng đầu hướng gió, với đám cháy trong phòng kín thì nên đứng ở gần lối thoát an toàn.
– Giật chốt an toàn, mở van chính trên miệng bình(van chính trên miệng bình thường đóng).

Cách bảo quản bình chữa cháy bột ABC như thế nào?

– Bảo quản bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện cho việc chữa cháy.
– Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng hay nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao, nhiệt độ môi trường cao nhất không vượt quá 50-55 độ C.
– Nếu để bình bột ABC ngoài nhà phải có mái che phía trên bình.
– Bình bột khô ABC đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.
– Khi bảo quản nhất thiết không để bình chữa cháy bột khô ABC gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển cần tránh va đập mạnh.
– Cầm chặt lăng phun(vòi rulo) và bóp cò vào đám cháy, bột sẽ được phun ra.

Bình chữa cháy BC là gì?

Bình chữa cháy bột BC​​

Bình chữa cháy BC hay bình chữa cháy bột BC là bình chữa cháy dạng bột, trong đó bột chữa cháy là bột BC. được sử dụng để chữa các đám cháy loại B,C(đám cháy chất lỏng, chất khí). 

– Thân bình đều được làm bằng thép đúc, có hình trụ đứng và được sơn màu đỏ, trên thân bình có in nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng,…
– Khí đẩy thường là N2,CO2,…đều là khí trơ không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 35kV.
– Cụm van được gắn với nắp đậy, có thể tháo ra và nạp lại bình sau khi đã sử dụng.
– Van khóa là van bóp hoặc van vặn, được kẹp chốt an toàn.
– Nếu là bình MFZ thì có đồng hồ áp lực khí đẩy.
– Loa phun được làm bằng kim loại hoặc nhựa, cao su
– Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp hóa chất màu trắng, bột mịn, có ký hiệu BC. 

Giải thích ký hiệu đám cháy

– Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được.
– Loại C: Đám cháy của các chất khí.

Như vậy từ ký hiệu có thể thấy bình chữa cháy ABC có khả năng chữa đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng còn bình chữa cháy BC không dùng được trong trường hợp này.

Cách sử dụng và bảo quản  bình bột chữa cháy BC giống như ABC

2. Bình chữa cháy dạng khí CO2- ứng dụng và cách sử dụng 

Bình chữa cháy dạng khí CO2 hay còn gọi là bình chữa cháy Carbon Dioxide 

Cấu tạo và cách sử dụng

Bình chữa cháy CO2

– Thân bình cứu hoả làm bằng thép đúc, hình trụ đứng và thường thì thân bình được sơn màu đỏ.

– Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều

– Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn khí CO2 được nén lỏng ra ngoài.

– Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn.

– Loa phun làm bằng kim loại hay cao su, nhựa cúng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.

– Thông thường, bình cứu hoả đều được sơn màu đỏ( trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung quốc sơn màu đen).

– Trên thân bình đều có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng,….

– Khí CO2 được nến chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt rồi bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy.

Ứng dụng

Dập tắt cho đám cháy ở dạng thể rắn liên quan đến thiết bị điện, và cũng sẽ dập tắt các đám cháy chất lỏng loại B, nhưng ít công dụng với các đám cháy như gổ, giấy bìa cứng, carton, và các sản phẩm từ nhựa với các chất dễ cháy này thì bình khí CO2 không dặp tắc hẳn đám cháy và các ngọn lửa ngún bên trong có thể đốt cháy trở lại.

Lưu ý:

– Vì bình CO2 có tính làm lạnh, loãng không khí cực nhanh và mạnh, rất nguy hiểm khi không may phun trực tiếp vào người. Người dùng phải cực kỳ lưu ý vấn đề này.

– Khi tháo lắp các bộ phận như vòi phun, ống nhựa xifong phải vặn thật chắc chắn. ( Lỏng sẽ dò khí vào tay cầm khi phun sẽ rất lạnh cho tay )

3. Bình chữa cháy dạng bọt Foam

Bọt Foam là bọt dùng để chữa cháy. Vai trò của nó là làm mát ngọn lửa và bao phủ nhiên liệu, ngăn chặn sự tiếp xúc của nó với oxy, dẫn đến sự ức chế quá trình đốt cháy. Bọt Foam chữa cháy được phát minh bởi nhà hóa học người Nga Alexander Loran vào năm 1902.

Bình chữa cháy Foam

Cấu tạo

  Bên Ngoài

Thân bình được làm từ thép chịu được áp lực cao, bình có dạng hình trụ thường được sơn màu đỏ. Trên thân bình có in nhãn ghi thông tin đặc điểm, hình ảnh sử dụng, cách bảo quản,… của bình.

Trên miệng bình chữa cháy có cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun và cò bóp.

  Bên Trong

Bên trong bình bọt Foam chữa cháy có bọt Foam, khí đẩy và ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình.

Bọt chữa cháy bên trong bình có thể là bọt Foam AFFF, bọt Foam ARC,…

  • Bọt Foam chữa cháy AFFF có chất chữa cháy tạo thành một màn sương phủ lên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.
  • Bọt chữa cháy Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà khi phun sẽ tạo ra một màn nhầy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.

Ứng dụng

Bình chữa cháy bọt Foam được sử dụng để dập tắt các đám cháy:

  • Các đám cháy liên quan đến các chất rắn dễ cháy, như giấy, gỗ và dệt may (đám cháy ‘loại A’) 
  • Đám cháy liên quan đến một số chất lỏng dễ cháy, như xăng, dầu diesel và sơn (đám cháy ‘loại B’) 
  • Đám cháy liên quan đến các thiết bị điện NẾU bình chữa cháy đã vượt qua bài kiểm tra độ dẫn điện 35kv- một biện pháp an toàn bổ sung nhằm bảo vệ người dùng vô tình sử dụng bình chữa cháy bọt trên đám cháy điện.

Xin lưu ý: Không phải bình chữa cháy bọt Foam nào cũng được thiết kế để sử dụng cho các đám cháy điện. Chỉ chữa cháy đám cháy điện với bọt Foam khi nhà được sự cho phép của nhà sản xuất.

Không sử dụng bình bọt Foam chữa cháy cho:

  • Các đám cháy nấu ăn liên quan đến dầu và mỡ, chẳng hạn như hỏa hoạn chip (đám cháy ‘lớp E’) 
  • Các đám cháy liên quan đến các loại khí dễ cháy, như khí metan và butan (đám cháy ‘loại C’)

 

Nếu bạn băn khoăn không biết nên mua Bình PCCC,Bình Cứu Hoả ở đâu thì chất lượng? Vậy hãy đến với bảo hộ lao động KATEC - địa chỉ cung cấp thiết bị pccc chất lượng số 1 tại TP.HCM

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về Thiết bị PCCC giá rẻ và các sản phẩm khác, vui lòng liên hệ với KATEC bằng các hình thức sau:

CÔNG TY TNHH KATEC

Địa chỉ: Số 31 Trường Quân Sự Quân Đoàn 4, Đường ĐT743, KP Đồng An 3, P.Bình Hoà, Thuận An, Bình Dương

Tel: 0931 767 514 - 0962 941 360

Email: katecvn@gmail.com

Chỉ đường
Zalo
Hotline