Tổng hợp 3 loại bình chữa cháy được các nhà máy, doanh nghiệp hay hộ cá nhân sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Bài viết này sẽ liệt kê chi tiết các loại bình chữa cháy được sử dụng bao gồm: bình chữa cháy dạng bột, bình chữa cháy sạng khí, bình chữa cháy dạng bọt.
1.Bình chữa cháy dạng bột:
Đặc điểm và cấu tạo bình chữa cháy
Bình chữa cháy dạng bột là bình có chứa chất chữa cháy ở bên trong là dạng bột khô với một áp suất cực lớn. Bình thường được sơn màu đỏ, hình trụ, vỏ được đúc bằng thép. Cụm van được làm từ hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn một chiều hay kiểu vặn lò xo nén một chiều. Thành phần chính bên trong bình cứa hỏa loại này là bột


Phân loại bình chữa cháy dạng bột:
Căn cứ vào đặc tính dập tắt đám cháy:
Bình chữa cháy dạng bột được chia thành rất nhiều loại và được ký hiệu riêng ghi trên nhãn bình, để dễ nhận biết: A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).
Dạng bột hiện nay có 2 loại chính là :Bình chữa cháy ABC và BC
Bình bột dạng BC có mã hàng bắt đầu bởi MFZ-4/8/35, bình ABC có mã bình MFZL-4/8/35 với ký tự số là số ký bột bên trong bình tương ứng
Căn cứ vào trọng lượng của bình chữa cháy:
- Bình chữa cháy ABC 4kg ( MFZL4)
- Bình chữa cháy ABC 8kg (MFZL8)
- Bình chữa cháy ABC 35kg (MFZL35)
- Bình chữa cháy dạng bình cầu ABC 6kg
- Bình chữa cháy BC 4kg (MFZ4)
- Bình chữa cháy BC 8kg (MFZ8)
- Bình chữa cháy BC 35kg (MFZ35)
- Bình chữa cháy dạng bình cầu BC 6kg



Ứng dụng
Bình chữa cháy dạng bột chủ yếu để chữa cháy các chất rắn, lỏng, khí và các chất khí hóa lỏng dễ cháy. Ngoài ra, phương tiện này cũng được sử dụng để dập tắt các đám cháy kim loại, chữa cháy điện hạ thế (<1000V).
2. Bình chữa cháy dạng khí:
Đặc điểm và cấu tạo bình chữa cháy khí
Thành phần bên trong của bình chữa cháy dạng khí là khí CO2 hoặc một loại khí có tác dụng chữa cháy được nén trong bình với áp suất rất cao trở thành dạng lỏng. Khi mở van bình, do chênh lệch áp suất CO2 được phun ra chuyển thành dạng khí với nhiệt độ rất lạnh tới -79 độ C, giúp thu nhiệt xung quanh. Từ đó, dập tắt đám cháy.
Cấu tạo của bình cũng gồm các bộ phận như:
- Van xả
- Dây loa phun
- Chốt an toàn
- Vỏ bình
Phân loại bình chữa cháy dạng khí
Phân loại theo trọng lượng:
Phân loại theo trọng lượng thì trên thị trường hiện nay có các loại bình chữa cháy dạng khí CO2:
- 2kg (MT2)
- 3kg (MT3)
- 5kg (MT5)
- 24kg (MT24)


Phân loại theo chất khí chữa cháy trong bình:
Chất khí được sử dụng để chữa cháy trong bình có rất nhiều loại khác nhau, phổ biến gồm:
- Bình chữa cháy khí FM200
- Bình chữa cháy khí Aerosol (bình Stat-x)
- Bình chữa cháy khí MT
Công dụng bình chữa cháy khí CO2
Được ứng dụng cho đám cháy có các thiết bị, máy móc hiện đại, tài liệu quan trọng. Hoặc dùng cho các sự cố cháy đường điện hạ, trung và cao thế; chập điện phát sinh hồ quang hay một số kim loại cháy.
3. Bình chữa cháy dạng bọt Foam:
Đặc điểm và cấu tạo
Đặc điểm:
Bọt Foam là một loại bọt có tác dụng chữa cháy vô cùng hiệu quả. Chúng có khả năng làm mát ngọn lửa và phủ kín lên nhiên liệu nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc của nó với oxy. Điều này khiến cho quá trình đốt cháy bị ức chế và dần bị dập tắt.
Các chất hoạt động bề mặt sẽ tạo bọt ở nồng độ dưới 1%. Bọt chống cháy cũng được tạo thành bởi các thành phần dung môi hữu cơ, chất ổn định bọt, và chất ức chế sự ăn mòn.
Cấu tạo:
Bình bọt foam được cấu thành bởi các bộ phận như: Thân van, van, vòi phun, cò bóp, khí đẩy, ống dẫn và bọt foam chữa cháy. Cụ thể như sau:
Phân loại
Có 2 loại bình bọt chữa cháy được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại Việt Nam
- Bọt AFFF khi chữa cháy sẽ tạo thành một màn sương phủ lên mặt phẳng của nhiên liệu hydrocarbon.
- Bọt ARC khi chữa cháy sẽ tạo thành một màng nhầy trên mặt phẳng của nhiên liệu không hòa tan
Ứng dụng của bình chữa cháy dạng bọt Foam
Bình chữa cháy bọt Foam là một bình chữa cháy vô cùng hiệu quả để chữa các đám cháy có nhiều rủi ro như:
- Văn phòng làm việc
- Kho chữa đồ
- Các nhà máy, nhà xưởng
- Bãi xe
- Khách sạn
Lợi ích của việc sử dụng bình bọt cho các đám cơ sở này là bình bọt chữa cháy rất hiệu quả mà lại không gây hư hại cho các đồ dùng, thiết bị bên trong. Ngoài ra, đối với các đám cháy điện được khuyên dùng kết hợp với bình chữa cháy CO2 để chữa cháy một cách an toàn và hiệu quả.